Cây lưỡi hổ – Tác dụng,ý nghĩa phong thủy & Giá bán cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây có nhiều tác dụng như: cây cảnh,phong thủy,cây thuốc chữa bệnh,cây lưỡi hổ có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau.
Không phải ngẫu nhiên mà cây lưỡi hổ lại được mọi người tìm mua để trang trí nhiều như hiện nay. Từ các cơ quan, gia đình, cho đến nhân viên văn phòng đều muốn tìm cho mình cây lưỡi hổ này. Bởi ngoài công dụng làm vật trang trí cho không gian thêm sinh động và thanh lọc không khí tốt hơn. Ngoài ra cây lưỡi hổ còn có tác dụng chữa được một số bệnh, và còn hỗ trợ về phong thủy cho nhiều người…

Đặc biệt hơn, cây lưỡi hổ còn có số ý nghĩa nữa mà nhiều người vẫn chưa biết hết. Bạn có biết đó là gì không ? Cùng Cây Cảnh Store khám phá tất cả công dụng về cây lưỡi hổ và những điều đặc biệt phía sau đó là gì nhé!
Giới thiệu tổng quan về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là gì
Lưỡi hổ là tên gọi phổ biến nhất của 1 loài thực vật với một nhóm tên gọi khác là: Lưỡi hùm, Lưỡi cọp, Hổ vĩ mép vàng. Trong khoa học, lưỡi hổ có tên gọi là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây có nguồn gốc ở Nigeria (Châu Phi).
Cây lưỡi hổ tiếng anh là gì
Trong tiếng anh thì gọi lại là Snake plant (bởi nó giống rắn hơn), Trung quốc gọi là lan đuôi cọp, hay với Thổ Nhỉ Kỳ thì lại gọi là Pasha (giống như thanh kiếm) ….
Đặc điểm nhận dạng và ý nghĩa cây lưỡi hổ
Đặc điểm hình dáng cây Lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ cùng họ với nha đam, là thân bụi mọc thẳng đứng, ở những nơi đất thích hợp bụi có thể cao lên đến 1,5m.
Lá có phần thân mọng nước, bề mặt bóng nhưng cứng chứ không mềm như lá nha đam, thuôn nhọn về phần đầu lá. Trên bề mặt lá chủ yếu là màu xanh nhạt có pha lẫn một vài đốm loang trắng, Viền lá màu vàng chạy dọc 2 bên mép lá từ gốc cho tới ngọn.
Hoa Lưỡi hổ màu trắng nhạt, với 6 cánh mềm mại, thuôn dài, hoa thường mọc thành chùm.

Tuy là họ hàng với nha đam nhưng lưỡi hổ có độc tính nhẹ, nếu ăn trực tiếp nhiều có thể gây ngộ độc. Chẳng may nuốt hoặc không biết mà nhai nhầm cây lưỡi hổ với lượng lớn sẽ gây cảm giác buồn nôn, thậm chí có thể gây kích ứng da.
Vì vậy, mọi người lưu ý nếu nhà có trẻ nhỏ, cần có biện pháp để tránh tình trạng trẻ cắt lá và nhai phải. Thực tế chưa có trường hợp ngộ độc do Lưỡi hổ gây ra nên bạn không cần phải lo lắng quá.
Ý nghĩa chung của cây lưỡi hổ
Từ xưa, văn hóa nước ta bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phương bắc (Trung Hoa xưa), nên những gia đình danh giá hay trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Người ta cho rằng đây là một loại cây quý giá, khi trồng trong nhà sẽ được tám vị thần ban tặng cho cả gia đình sự Thịnh vượng, may mắn, giàu sang phú quý.
Riêng với người trồng thì sẽ sống lâu, sống khỏe, thông minh, và sớm thành công trong sự nghiệp. Theo tục Trung Quốc, khi đặt cây lưỡi hổ ở gần cửa ra vào sẽ tỏ ý muốn được đón rước Bát công vào nhà.
Cây lưỡi hổ với các lá có hình dáng sắc nhọn như lưỡi kiếm còn có ý nghĩa tượng trưng của người quân tử, khí phách kiên cường bất khuất, ý chí vươn lên không ngừng trong cuộc sống. Dáng vẻ uy nghi của cây lưỡi hổ chính là biểu tượng của sự uy quyền, giàu sang phú quý, may mắn và thuận lợi.

Trong kinh doanh, cũng như trong cuộc sống, các mối quan hệ thường ngày.. cây lưỡi hổ sẽ là món quà thích hợp để người gửi có thể trao lời chúc tốt đẹp đến đối tác, bạn bè… với mong đem lại may mắn, thu tài lộc và xua đi những điều xấu. Đây là món quà biểu tượng cho sức mạnh cá nhân, ý chí quyết tâm và không ngừng tiến lên.
Ý nghĩa về phong thuỷ
Bên cạnh việc trang trí cho không gian hoàn hảo hơn, thì cây lưỡi còn được xem như là một ứng dụng trong phong thủy mà rất nhiều người đặt niềm tin vào đây. Một phần theo lý giải khoa học, cây có khả năng thanh lọc không khí, giúp cho môi trường trong lành và dẽ chịu hơn.
Theo một quan điểm khác thì cây có năng lượng tốt, giúp chống lại khí xấu quanh nhà hay văn phòng, nhưng cần lưu ý vì năng lượng cây rất mạnh nên trồng cây ở những vị trí ít người qua lại. Nhằm để loại cây phong thủy này phát huy hết được những ý nghĩa phong thủy thì bạn phải nắm được vị trí đặt cây lưỡi Hổ sao cho phù hợp với tuổi của gia chủ.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có màu xanh, các đốm loang trắng và viền vàng. Đây là những gam màu rất phù hợp với những người mang mệnh Thổ và Kim. Từ xưa, cây lưỡi hổ cũng đã được xem là bùa hộ mệnh và tương sinh cho người mệnh Thổ và Kim.

Cây lưỡi hổ giống như vật phẩm phong thủy giúp cho hai mệnh này phát huy hết cá vận may, luôn thành công trong sự nghiệp, mọi việc luôn hanh thông và thuận lợi. Người mệnh Thổ và mệnh Kim khi muốn chọn trồng cây lưỡi hổ trồng trong nhà cần chú ý đến nhiều đến không gian để lựa chọn kích thước cây sao cho phù hợp. Tốt nhất là nên trồng hoặc đặt chậu cây ở hướng Nam.
Khi chọn cây quá to và rậm rạp trong không gian nhỏ sẽ không đủ ánh sáng cho cây phát triển. Cây không tốt tức là người trồng cũng không gặp được nhiều may mắn.
Khi chọn chậu để trồng cây lưỡi hổ thì nên chú ý:
Mệnh Kim: nên dùng chậu thuôn tròn, hoặc dài để trồng
Mệnh Thổ: nên dùng chậu vuông, chữ nhật hoặc các chậu có góc nhọn, đặc biệt tránh dùng chậu có hình tròn, hoặc thuôn dài.
Cây lưỡi hổ có tác dụng gì – Công dụng cây lưỡi hổ là gì
Thanh lọc và làm sạch không khí xung quanh
Bạn đừng chỉ nghỉ cây lưỡi hỗ nhỏ bé chỉ dùng để làm màu trang trí cảnh trên các bàn làm việc thôi nhé. Tuy nhỏ nhưng có vỏ đấy. Đây được xem là một chuyên gia tài giỏi trong việc thanh lọc không khí, cùng với đó là khả năng hấp thụ và xử lý toàn bộ các chất độc gây hại cho cơ thể con người ở ngoài như formaldehyde, toluene, xylene hay nitrogen oxit… Những khả năng này của cây lưỡi hổ đã được một nhà nghiên cứu của NASA thực hiện và xác nhận kết quả vào những năm 1990.
Đây cũng là lý do mà các nhà máy sản xuất xe hơi, máy bay, đồ gỗ, vải, sợi, mực,sơn… Và cả các khối cơ quan hành chánh, văn phòng đều được khuyến cáo nên đặt lưỡi hổ xung quanh để giảm bớt các tác động của chất độc thải ra ngoài trong quá trình nhà máy hoạt động.

Cung cấp lượng Oxy dòi dào về đêm
Bạn đừng ngạc nhiên về kết quả này nhé. Sự thật 100%, với các loài cây cảnh khác khi quang hợp hút CO2- thải Oxy vào ban ngày, và hấp thụ Oxy – nhả CO2 vào đêm. Nhưng với cây lưỡi hổ thì về đêm nó vẫn tiếp tục hấp thụ CO2 và nhả Oxy ra ngoài.
Cơ chế hấp thu CO2 và nhả oxy vào ban đêm của cây lưỡi hổ có tên gọi là CAM
CAM được viết tắt từ Crassulacean Acid Metabolism – đây là cơ chế quang hợp đặc biệt chỉ có ở một số loài, với cơ chế này cây sẽ mở các lỗ khí vào ban đêm nhằm để giảm thiểu việc mất nước. Cơ chế này đòi hỏi phải có CO2 thì cây mới thực hiện liên tục được.
Trong quá trình cơ chế CAM diễn ra, ngoài oxy, cây còn giải phóng hơi ẩm ra ngoài không khí để tiêu diệt các chất gây dị ứng. Với cơ chế này nên lưỡi hổ sẽ là cây lý tưởng nhất để đặt trong phòng ngủ. Nhưng nếu phòng ngủ hay các phòng mà ít lưu thông không khí thì nên đặt chậu lưỡi hổ ít lá sẽ tốt hơn, khoảng từ 6-8 lá.
Cây lưỡi hổ có công dụng gì
Việc đặt các chậu lưỡi hổ trong nhà như phòng khách, phòng tắm, nhà bếp … cũng giúp cải thiện cho các không gian sinh hoạt. Việc đặt cây ở một vị trí thích hợp sẽ giúp mọi người nâng cao tinh thần và tăng hiệu quả làm việc.
Bạn biết không ở Châu Phi, cây lưỡi hổ còn được dùng trong sản xuất như là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất sợi, gai dầu, để bện các loại vật liệu thiết yếu dùng trong đời sống như dây thừng, đan rổ, đan giỏ bởi nhờ tính dẻo dai và bền chắc.
Cây lưỡi hổ có khả năng chữa một số bệnh
Ngoài những công dụng tuyệt vời được kể trên, cây lưỡi hổ còn có khả năng chữa một số bệnh như : Ho, khàn tiếng, viêm họng, viêm tai giữa một cách nhanh chóng.
Cách dùng trị ho, khàn tiếng, viêm họng là dùng một miếng lá nhỏ xíu khoảng 10 gam lá, đem rửa sạch rồi nhai với muối và ngậm nuốt dần.
Cách dùng chữa bệnh viêm tai giữa là lấy 1 miếng rửa sạch và để ráo, đem hơ lửa cho nóng, đến lúc lá hơi héo rồi đem đi giã lấy nước dùng nhỏ vào tai.
Cây lưỡi hổ có mấy loại – Phân loại cây lưỡi hổ có mấy loại
Theo một thống kê trên thế giới có hơn 70 loại cây lưỡi hổ, và được dựa vào hình dáng và màu sắc của lá để phân loại. Một số cây lưỡi hỗ được trồng phổ biến trên thế giới như sau:
– Lưỡi hổ (cọp)
– Lưỡi hổ vàng đen
– Lưỡi hổ đen
– Lưỡi hổ đen Robusta
– Lưỡi hổ Cylindrica
– Lưỡi hổ Futura Robusta
– Lưỡi hổ Futura Superba
– Lưỡi hổ vàng Hahnii
– Lưỡi hổ vàng lửa
– Lưỡi hổ Moonshine
– Lưỡi hổ Whitney
– Lưỡi hổ Laurentii
– Lưỡi hổ Black Gold Superba
– Lưỡi hổ Golden Hahnii
– Lưỡi hổ Bantel’s Sensation
Cách trồng và chăm sóc để cây lưỡi hổ có thể phát triển tốt nhất
Cách trồng cây lưỡi hổ
Có 2 cách: chiếc mầm hoặc giâm lá
Chiếc mầm: bạn có thể chọn cách tách bụi để lấy những đoạn thân hoặc rễ cây lưỡi hỗ đã có mầm Để giâm vào chậu hoặc khu đất bạn đã chuẩn bị. Đem đặt gốc mầm và gần phân nửa khúc lá vào chậu hoặc đất ở nơi nóng, nhiều ánh sáng.
Thỉnh thoảng, phải tưới cây để giúp cho cây nhanh mọc mầm, ra rễ và phát triển. Giời gian nhân giống tốt nhất là vào mùa xuân cho đến đầu mùa hè.
Giâm lá: Bạn chọn những lá khỏe, màu đẹp và cắt sát gốc. Sau đó, cắt thành khúc dài 5cm rồi để tự liền sẹo. Sau đó trồng các khúc vào chậu khoảng 1/2 chậu. Khi mới trồng chỉ nên tưới ít nước và để chậu ở nơi nóng và có nhiều ánh sáng.

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách
Cây Lưỡi hổ là loài cây dễ trồng và có sức sống rất mãnh liệt,Chúng có thể sống và phát triển được trong cả những môi trường khắc nghiệt. Vì thế, việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối là dễ dàng và không chiếm nhiều thời gian.
Nói thế không có nghĩa là bạn có thể trồng rồi bỏ mặt chúng đâu nhé. Để giúp cây luôn ở tình trạng tốt nhất, nên đảm bảo các yếu tố sau để cây sinh trưởng và sớm ra hoa.
Ánh sáng tốt nhất cho cây
Cây có thể sống được ở nơi có ánh sáng trực tiếp và những nơi không có điều kiện ánh sáng ( trong nhà), Nhưng nếu có sáng vừa đủ kèm một tí bóng râm thì đây là môi trường tuyệt vời cho chúng.
Độ ẩm khi trồng cây
Cây không cần quá nhiều độ ẩm, nên bạn cần thật cẩn thận khi tưới nước để đất không quá ướt, việc tưới nhiều nước có thể gây hại cho bộ rễ. Cây có thể sống vài tuần mà không cần nước, cho nên chỉ cần tưới vừa đủ trên bề mặt đất thôi, tốt nhất tưới 2-3 tuần/ lần. Chỉ khi nào đất ráo nước rồi hãy tưới. Khi tưới cũng chỉ nên tưới phần đất xung quanh, không tưới thẳng nước vào phần lá hoặc thân cây.
Nhiệt độ tốt cho cây lưỡi hổ
Dù nổi tiếng là chịu nóng giỏi, nhưng cây sẽ sinh trường tốt nhất ở nhiệt độ từ 15-27 độ C. Nên lưu ý khi cây bị vàng lá (do lạnh) thì nên chuyển sang khu vực có nhiệt độ ấm hơn. Bạn có thể thông qua lá để nhận thấy tình trạng nước, nếu quá nhiều nước cây sẽ rũ xuống, nhưng thiếu nước thì lá sẽ bị nhăn lại và trông héo úa rõ rệt.

Cách bón phân cho cây
Bạn có thể sử dụng các loại phân bón thông thường để bón cho cây.
Các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ
Thông thường với cây lưỡi hỗ rất khỏe mạnh, hiếm khi bệnh như các loại cây cảnh khác. Nếu có thì chủ yếu là do chăm sóc quá mức. Việc tưới quá nhiều nước hay sợ cây bị nóng mang vào phòng thường xuyên là nguyên nhân chính của các bênh thường gặp ở cây lưỡi hổ. Khi bị thừa độ ẩm, các loại côn trùng, sâu bọ, nhện sẽ có cơ hội tấn công cây, hút nhựa và làm xuất hiện các đốm trên lá.
Cách sử lý: có thể rửa sạch các lá bằng cồn, rồi lau sạch các bề mặt lá, thời gian này chỉ tăng độ ẩm xung quanh cây.
Cách chọn cây lưỡi hổ đúng chuẩn
Việc cây có thể phát huy được những tác dụng của bản thân không còn tuỳ vào sức khỏe của cây. Khi cây quá suy yếu thì ngay cả chức năng thanh lọc không khí và việc thải Oxy cũng vì thế cũng giảm sút, khí cây yếu đi thì nhất định là không mang lợi ích phong thuỷ cho gia chủ.
Vì vậy khi chọn mua cây lưỡi hổ, bạn phải biết cách nhìn tổng quát toàn bộ thân lá của cây và chọn được những cây khoẻ mạnh nhất. Những cây tốt có lá màu xanh đậm, bề mặt láng bóng và cứng chắc, nhất là 2 viền lá màu vàng rõ nét.
Lá cây màu nhợt quá, thì có thể cây đang bị bệnh hoặc chúng đang phải sinh trưởng trong điều kiện không ổn, Nếu mua về trồng sẽ phải tốn rất nhiều công để giúp nó phục hồi và phát triển.

Kinh nghiệm mua giống cây lưỡi hổ
Theo kinh nghiệm bản thân vẫn không nên mua các loại cây cảnh trên mạng. Bởi thật tế những lần mua cây cảnh trên mạng đều là những lần đáng nhớ. Cây còi cọc khô héo kiểu như không được chăm sóc đầy đủ, nói chung không đạt chuẩn, một lần khác thì cây khỏe mạnh, nhưng khi nhận được thì đọt non bị gãy, lá bị dập.
Nói chung mình vẫn mua hàng trên mạng, trừ các loại cây cảnh. Nếu bạn tìm được địa chỉ uy tín và dịch vụ vận chuyển hàng rất oke thì không sao nhé.
Sau khi đã tuyển chọn thì cũng nên cân nhắc số lượng nhé. Chọn đặt trong phòng ngủ thì có thể chọn chậu nhỏ, bàn làm việc hoặc góc phòng, các phòng nhỏ thì mua chậu cây nhỏ hoặc cây bình thường từ 3-4 lá. Với phòng to thì mua cây cỡ vừa cân đối với diện tích phòng.
Cây lưỡi hổ giá bao nhiêu
Cây lưỡi hổ được bán trên thị trường có giá từ 150k trở lên. Một số Shop cây cảnh online có khi bán chỉ với 99k theo các chương trình khuyến mãi. Giá cây lưỡi hổ cũng phụ thuộc vào chiều cao của cây và tùy theo khu vực, có khu vực bán giá cao, có nơi bán giá thấp..
Hiện nay cây này được bán rất phổ biến, vì vậy bạn hoàn toàn có thể tìm mua chúng khá dễ dàng tại các vườn cây trồng, shop cây cảnh..

Xem hình ảnh cây lưỡi hổ đẹp
Kết luận về cây lưỡi hổ
Có thể nói cây lưỡi hỗ là một trong những loại cây cảnh mà rất đáng để mọi người cân nhắc hiện nay. Bởi ngoài tính thẩm mỹ hoàn hảo của nó thì những công dụng mà nó lại thì trên cả tuyệt vời. Đặc biệt, việc trồng một cây lưỡi hỗ luôn đem lại cho bạn nhiều may mắn và tài lộc thì tại sao chúng ta lại từ chối đúng không nào!